17:06 ICTThứ Bảy, 27/07/2024 THI ĐUA LẬP THÀNH TÍCH CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 15 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM (25/5/2007 - 25/5/2022)!
Tập đoàn CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
vietnam national coal - mineral industries holding corporation limited
Thi công đề án “Điều tra, đánh giá tổng thể tài nguyên than phần đất liền bể Sông Hồng”
Thứ Hai, ngày 16/04/2012

Thực hiện Quyết định 326 ngày 20/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Điều tra, đánh giá tài nguyên than phần đất liền bể Sông Hồng”, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Nguyễn Linh Ngọc vừa làm việc với Tổng cục Địa chất & Khoáng sản Việt Nam về kế hoạch thi công Đề án năm 2012.

Thứ trưởng chỉ đạo: Để triển khai Đề án nhanh, hiệu quả, Tổng cục cần tiến hành hai việc lớn là xử lý, tổng hợp tài liệu dựa trên kết quả tài liệu cũ của PVN và tổ chức đấu thầu mua sắm thiết bị phục vụ thi công đề án. Việc phân tích, tổng hợp tài liệu cần làm kỹ và mở rộng ra các diện tích khác để có bức tranh than vùng trũng Sông Hồng.Cần có báo cáo nhanh việc triển khai hoạt động này lên cấp trên. Việc mua sắm máy móc thiết bị phục vụ thi công công trình hết sức cần thiết, Tổng cục cần khẩn trương thực hiện; nhưng phải lựa chọn nhà thầu cung cấp các máy móc, thiết bị tiên tiến và chuyển giao công nghệ; các Liên đoàn tham gia thi công cần cử người có kinh nghiệm để nhanh chóng nắm bắt kỹ thuật, làm chủ thiết bị. Tổng cục cần thành lập Tổ tổng hợp, xử lý tài liệu; chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị triển khai đề án theo dự toán đã duyệt trong năm nay.
 
Theo báo cáo của Tổng cục ĐC & KS: Căn cứ vào nguồn kinh phí dự kiến được cấp năm 2012, mục tiêu tiêu, nhiệm vụ, khối lượng của dự toán chi tiết năm nay của Đề án là: Hoàn thành việc mua sắm thiết bị thiết yếu cần thiết để thi công như: Máy khoan sâu, thiết bị máy móc địa vật lý. Tiến hành công tác điều tra, đánh giá tiềm năng tài nguyên than trên diện tích đã lựa chọn (265 km2) theo các công việc phải tiến hành như xử lý tài liệu địa vật lý cũ; đo địa chấn, thi công công tác trắc địa đi kèm, lấy và phân tích các loại mẫu. Kiểm tra tài liệu địa vật lý bằng các công trình khoan và rút ra những kết luận về triển vọng tài nguyên than và các vỉa than.
 
Việc xử lý tài liệu địa vật lý cũ hiện đang lưu trữ ở Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) để làm rõ cấu trúc chứa than được tiến hành theo thứ tự: Xử lý các tuyến đo gần trùng với tuyến 22, 20,18 1,2,6 12,16 của đề án; công tác này do Liên đoàn Intergeo thực hiện (có sự tham gia địa vật lý của PVN). Công tác đo địa chấn thực hiện trên 6 đoạn tuyến trong diện tích 265 km2 với 114 km tuyến nhằm đối sánh, liên kết với tài liệu cũ làm cơ sở khoa học cho việc điều chỉnh thiết kế và thi công các công trình khoan, đo trắc địa phục vụ công tác địa vật lý, do Liên đoàn Vật lý Địa chất và Bản đồ địa chất đảm nhiệm. Công tác địa vật lý lỗ khoan (carota) đựoc thực hiện trong quá trình khoan, do Liên đoàn Địa chất Xạ hiếm triển khai. Liên đoàn Intergeo thực hiện công tác trắc địa. Công tác khoan máy đuợc tiến hành bởi các Liên đoàn: Intergeo, Địa chất Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Xạ Hiếm và Trung tâm Nghiên cứu chuyển giao công nghệ khoan và địa chất.
 

Các đơn vị thành viên